Nông sản rớt giá, người trồng lao đao

LCĐT – Chưa bao giờ quả cà chua, su su lại rớt giá thảm hại như năm nay khiến hàng trăm nông dân xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai lao đao. Niềm vui được mùa "ngắn chẳng tày gang", chấp nhận giá thấp họ chỉ mong bán hết số sản phẩm làm ra để bù lại chút vốn đầu tư, nhưng sức tiêu thụ cũng chỉ ở mức “nhỏ giọt”.

Vợ chồng anh Trần Văn Thuận thu hái su su.
Vợ chồng anh Trần Văn Thuận thu hái su su.

Cuối chiều, vợ chồng anh Trần Văn Thuận, thôn Hòa Lạc, xã Thống Nhất vẫn miệt mài hái su su chuẩn bị cho buổi chợ sớm hôm sau. Trên giàn rộng hàng nghìn m2 những quả su su xanh mỡ sai lúc lỉu. Dưới đất rải rác những quả su su bỏ đi lâu ngày bắt đầu chuyển màu úa ủng. Anh Thuận ngán ngẩm: Sau Tết Nguyên đán, giá cả lao dốc bất ngờ, có thời điểm chỉ còn 1.000 đồng/kg bán tại vườn. Cùng thời điểm này, những năm trước giá bán thấp nhất cũng trên 5.000 đồng/kg, cao lên tới 10.000 đồng/kg. Vụ su su năm 2019 – 2020, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng, trong khi diện tích chỉ bằng một nửa năm nay. Còn giờ, mong bán hết số su su bù lại tiền đầu tư cũng khó. Ngoài thương lái đến tận vườn lấy, tôi còn chở lên các chợ đầu mối trên thành phố Lào Cai bán để tăng số lượng hàng tiêu thụ hằng ngày.

“Có thời điểm giá rẻ quá, hái bán chả bõ công, đành để cho gia súc, gia cầm ăn. 2.000 m2 giàn su su, gia đình tôi đầu tư mất hơn 30 triệu đồng tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Với giá bán thấp chưa từng có như hiện nay, có lãi cũng chẳng đáng là bao- anh Trần Văn Thuận, thôn Hòa Lạc”
Những đống su su bị bỏ đi đang úa ủng dần.
Những đống su su bị bỏ đi đang úa ủng dần.

Gia đình anh Thuận trồng khoảng 2.000 m2 giàn su su. Năm nay được  mùa, su su sai quả, ngày nhiều nhất hái được khoảng 2,5 tấn bán ra thị trường. Trong 3 ngày tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua bán được giá khoảng 8.000 đồng/kg, sau giảm dần và giảm sâu. Có lúc không muốn hái, cho bà con trong xóm hái về ăn. Anh Thuận ước tính đến cuối vụ, giàn su su sẽ còn cho thu hoạch vài chục tấn quả nữa.

Cà chua được mùa nhưng mất giá khiến người trồng chán nản.
Cà chua được mùa nhưng mất giá khiến người trồng chán nản.
“Chưa năm nào, người trồng cà chua như chúng tôi lại lâm vào cảnh lao đao, được mùa thì mất giá như năm nay, nhưng bỏ đi thì tiếc, thành thử tôi vẫn thu hái, bán được bằng nao hay chứng đó - chị Phạm Thị Nguyệt, thôn Giao Ngay”

Cùng chung nỗi buồn rớt giá còn có cây cà chua. Gia đình chị Phạm Thị Nguyệt, thôn Giao Ngay có hơn 2.000 m2, mọi năm thu hoạch khỏang 25 tấn quả, bán tại vườn với giá 6.000 đồng/kg. Còn năm nay, gia đình đã thu được 17 tấn, nhưng giá cả lại bấp bênh, mặt bằng chung thấp hơn nhiều so với năm trước. Lúc thấp nhất xuống chỉ còn 1.000 đồng/kg cũng không có người mua. Cà chua chín hái cho gà, lợn ăn và để rụng thối dưới gốc. “Xã cũng tìm hướng giải cứu cho người dân, nhưng chẳng thấm vào đâu so với số lượng sản phẩm sản xuất hằng ngày”, chị Nguyệt buồn rầu bộc bạch.

Giá rẻ, người trồng không còn mặn mà chăm sóc để những vườn cà chua chết dần.
Giá rẻ, người trồng không còn mặn mà chăm sóc để những vườn cà chua chết dần.
Giá rẻ, người trồng không còn mặn mà chăm sóc để những vườn cà chua chết dần.

Anh Lê Huy Việt, Trưởng thôn Giao Ngay cho biết, trong thôn có khoảng 100 hộ trồng su su và cà chua, có những hộ trồng nhiều như gia đình ông Phạm Văn Vinh, Đào Trọng Lâm… với diện tích vài nghìn m2. Quả su su, cà chua không bán được, nhiều hộ hái cho gia súc, gia cầm và cá ăn có khi lên cả trăm tấn. Một số hộ bỏ bẵng, không chăm sóc để cây trồng chết dần.

“Nông dân và chính quyền xã Thống Nhất đang rất cần sự chung tay “giải cứu” nông sản của toàn xã hội trong lúc này - đồng chí  Trịnh Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất”

Theo thống kê, toàn xã Thống Nhất có 17 ha cà chua (tăng 5 ha so với năm trước) và 12 ha giàn su su với sản lượng khoảng 1.200 tấn. Tập trung chủ yếu ở các thôn Giao Tiến, Giao Ngay, Thái Bo, Hòa Lạc và một phần thôn Tiến Thắng. Năm nay, do thời tiết thuận lợi, cây cà chua và su su được mùa, nhưng lại rơi vào cảnh rớt giá. Cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho thị trường tiêu thụ thu hẹp và sức mua giảm, dẫn đến một lượng lớn bị dồn ứ, đẩy người trồng lâm cảnh lao đao.

Nhọc nhằn chăm sóc, giờ nông dân lại gánh thêm nỗi lo về giá.
Nhọc nhằn chăm sóc, giờ nông dân lại gánh thêm nỗi lo về giá.

Từ nay đến hết vụ, xã Thống Nhất còn khoảng 600 tấn quả su su và cà chua cần tiêu thụ. Giá cả bấp bênh, nếu so với năm ngoái giảm chỉ bằng 1/3, làm nhiều hộ chán nản bỏ không chăm sóc, dẫn đến khoảng 4 ha cây cà chua bị hỏng, không có khả năng thu hoạch, mất cả trăm tấn. Ngoài các thương lái đến thu mua và một số hộ duy trì mối tiêu thụ truyền thống, xã Thống Nhất sẽ còn khoảng 300 tấn cà chua và su su cần "giải cứu". Đồng chí Trịnh Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: Trước những khó khăn trên, chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố “giải cứu” quả su su, cà chua cho nông dân. Đến nay đã giúp tiêu thụ được khoảng 30 tấn với giá 2.500 đồng/kg (su su và cà chua đồng giá), nhưng vẫn chỉ như "muối bỏ bể", không thấm vào đâu so với số lượng lớn cà chua và su su tồn đọng.

Rất mong có sự chung tay của cả cộng động “giải cứu” cho nông sản của xã Thống Nhất.
Rất mong có sự chung tay của cả cộng động “giải cứu” cho nông sản của xã Thống Nhất.

Hằng ngày, chính quyền đều bố trí 4 chuyến xe chở quả cà chua, su su đến giao cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố nhận mua “giải cứu” cho nông dân. Nhiều hôm, cán bộ xã phải đi giao hàng từ 7 giờ sáng, thông trưa, đến tối mịt mới về. Sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương giúp nông dân trong xã tiêu thụ sản phẩm đã mang lại hiệu quả bước đầu. Song, với số lượng nông sản ùn ứ lên đến vài trăm tấn, để tiêu thụ hết rất cần có sự kết nối nhiều hơn của các tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh. Thời gian trước, trên địa bàn tỉnh đã có một chiến dịch “giải cứu” nông sản Hải Dương, thì giờ, nông dân xã Thống Nhất đang rất cần thêm sự chung tay như thế!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

fb yt zl tw