Lào Cai gắn tem truy xuất nguồn gốc cá nước lạnh

LCĐT - Chiều 9/4, tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Hội Cá nước lạnh tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển cá nước lạnh và gắn tem truy xuất nguồn gốc cá hồi, cá tầm.

Tham dự hội nghị có các thành viên Hội Cá nước lạnh tỉnh; đại diện các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, nuôi thương phẩm và kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất thủy sản nước lạnh.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Hiện, Hội Cá nước lạnh quản lý 55 cơ sở nuôi thủy sản nước lạnh với thể tích đạt khoảng 17.000 m3, chiếm gần 30% thể tích nuôi toàn tỉnh (57.100m3), sản lượng đạt 335 tấn, chiếm 50% sản lượng toàn tỉnh (670 tấn). Diện tích nuôi chủ yếu tại Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn... Một số cơ sở đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất như các bể nuôi có mái che bằng tôn hoặc lưới đen, có máy sục khí, nguồn nước cấp vào các bể nuôi được kiểm soát chất lượng, áp dụng hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Hội Cá nước lạnh có 5 hội viên kinh doanh cung ứng thức ăn cho cá nước lạnh, hằng năm cung ứng trên 1.000 tấn các loại, trong đó có thức ăn nhập khẩu từ Phần Lan, Na Uy, Hà Lan... và thức ăn sản xuất trong nước.

Các hội viên đã có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong cung ứng thức ăn, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín từ nuôi trồng đến bàn ăn, nhà hàng, khách sạn; bao tiêu sản phẩm cá,...

Tuy nhiên, sự liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm cá nước lạnh vẫn còn lỏng lẻo; giá thị trường không ổn định, có sự trà trộn giữa sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập lậu qua đường mòn, lối mở...

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp như triển khai thực hiện việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho cá nước lạnh; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản cần có trách nhiệm đồng quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản nước lạnh, chỉ cung ứng cho các hội viên nuôi cá cam kết thực hiện sản xuất thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với việc truy xuất nguồn gốc. Cần thống nhất giá khung sản phẩm thủy sản nước lạnh đảm bảo có sự canh tranh lành mạnh, tránh làm nhiễu loạn giá thị trường.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước thực hiện tốt kiểm soát về số lượng, chủng loại, chất lượng các loại hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, đánh giá cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Hội cùng các hội viên, chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển về số lượng, chất lượng thủy sản nước lạnh gắn với bảo vệ tốt môi trường sinh thái và chất lượng nguồn nước. Đề nghị với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, kiểm soát không để cá nước lạnh nhập lậu vào địa bàn. Các cơ sở sản xuất cần đa dạng hóa sản phẩm từ cá hồi, cá tầm nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường...

Cá nước lạnh sản xuất tại Sa Pa được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Chỉ cần điện thoại thông minh quét tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Cá nước lạnh sản xuất tại Sa Pa được gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Cá nước lạnh sản xuất tại Sa Pa được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Chỉ cần điện thoại thông minh quét tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Chỉ cần điện thoại thông minh quét tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Nhân dịp này, Hội Cá nước lạnh tỉnh phối hợp với 3 cơ sở sản xuất cá hồi, cá tầm ở Sa Pa gắn tem truy xuất nguồn gốc, với 15.000 tem (gồm Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Hợp tác xã Chế biến thủy sản nước lạnh Ô Quý Hồ, cơ sở nuôi cá hồi Thức Mai). Sau khi gắn tem truy xuất nguồn gốc, cơ sở sản xuất sẽ quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết. Qua đó giúp người tiêu dùng tiếp cận được với những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, từ đó yên tâm trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm. Đặc biệt, tem truy xuất cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt hơn sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw