Công tác giảm nghèo ở Phúc Khánh

LCĐT - Những năm qua, từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước về thực hiện các chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cùng với sự chỉ đạo thường xuyên của chính quyền địa phương, phát huy nội lực của người dân, công tác giảm nghèo ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã có nhiều chuyển biến.

Công tác giảm nghèo ở Phúc Khánh ảnh 1

Cây cam V2 mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình bà Hoàng Thị Đông.

Là xã vùng 3 còn nhiều khó khăn, cũng là đơn vị hành chính được hình thành từ việc sáp nhập 2 xã Long Phúc và Long Khánh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xã Phúc Khánh hiện có 14 thôn, bản với hơn 1.360 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và Tày. Để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, xã Phúc Khánh đã và đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo thường xuyên việc triển khai các nghị quyết, chương trình, chính sách đến với người dân, đồng thời huy động nguồn lực, tuyên truyền, vận động người dân tích cực phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, mạnh dạn đầu tư cho các mô hình kinh tế mới hiệu quả và có thể nhân rộng.

Thôn Làng Đẩu có 100% hộ đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trước đây, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, ý thức tham gia phong trào xây dựng thôn Làng Đẩu “xanh - sạch - đẹp” của người dân đã có sự thay đổi. Không chỉ tham gia hiến đất, đóng góp ngày công để mở đường và cứng hóa đường liên thôn, người dân còn tích cực phát triển kinh tế lâm nghiệp. Hàng trăm ha đất đồi bị bỏ hoang đã được phủ xanh bởi những đồi quế, mỡ, bồ đề. Nhờ phát triển trồng rừng, người dân thôn Làng Đẩu đã có thu nhập ổn định, nhiều ngôi nhà được xây dựng khang trang. Bức tranh nông thôn mới ở Làng Đẩu khởi sắc.

Ông Hoàng Văn Hàn, Trưởng thôn Làng Đẩu vui mừng: Làng Đẩu có sự đổi thay như ngày hôm nay là nhờ chủ trương đúng của chính quyền địa phương, sự đồng lòng của hệ thống chính trị và người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Làng Đẩu hiện có 109 hộ thì chỉ còn hơn 20 hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/người/năm. Kinh tế phát triển, thu nhập ổn định, 100% hộ mua được xe máy, ti vi và nhiều vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt. Cả thôn chỉ còn 4 hộ phải sống trong nhà tạm.

Ngoài việc duy trì sản xuất nông nghiệp truyền thống như cấy lúa, trồng ngô, sắn, người dân Phúc Khánh còn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trên cơ sở lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, trong đó mô hình trồng cây cam V2 đang được nhiều hộ lựa chọn.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam 4 năm tuổi đã cho thu hoạch từ năm 2020, bà Hoàng Thị Đông (thôn Trí Ngoài) cho biết: Năm 2017, gia đình tôi phát dọn gần 1 ha đất đồi bỏ hoang để đầu tư trồng 400 gốc cam V2.

Sau 3 năm chăm sóc, tháng 8/2020, hơn 200 cây cam trong vườn đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Bình quân mỗi cây cam cho thu hoạch khoảng 40 kg quả, sau khi trừ chi phí, vườn cam đem lại nguồn thu gần 30 triệu đồng cho gia đình.

Tin tưởng vào mô hình phát triển kinh tế mới, gia đình bà Đông và nhiều hộ khác trên địa bàn xã Phúc Khánh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, góp phần hình thành vùng sản xuất cây ăn quả đặc trưng của địa phương.

Ông Nông Thế Mạnh, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh cho biết: Theo lộ trình, năm 2023 xã Phúc Khánh sẽ “về đích” nông thôn mới. Để đạt mục tiêu này, xã Phúc Khánh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ngoài việc xác định mỗi năm đạt từ 3 đến 4 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện xuyên suốt.

Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc dồn điền, đổi thửa, xã khuyến khích người dân hình thành các cánh đồng lúa một giống để đảm bảo sản lượng và tăng năng suất; vận động bà con duy trì chăm sóc và trồng mới 1.000 ha quế, hơn 3.000 ha cây lâm nghiệp để cung ứng nguyên liệu cho 6 xưởng chế biến gỗ ván bóc và nhà máy MDF đóng trên địa bàn xã. Các hộ cũng đẩy mạnh phát triển nuôi cá tầm, trồng cây sa nhân tím, ba kích tím, khoai môn… Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 18,7% (giai đoạn 2015 - 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw